Bão số 3 tàn phá rất lớn, khuyến cáo người dân ở nhà sáng thứ Bảy

Tại cuộc họp ứng phó với cơn bão số 3 chiều nay (5/9), bên cạnh thông tin về tình hình chuẩn bị phòng chống bão, ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai - nhận định cơn bão số 3 có đường đi khá giống cơn bão Damrey (năm 2005).

Cơn bão được xem là lớn nhất thời điểm bấy giờ đổ bộ vào miền Bắc nước ta, với sức tàn phá rất lớn, làm chết 58 người và gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Theo ông Luận, dự báo của Trung tâm Khí tượng và Thủy văn quốc gia cho thấy, bão số 3 khi đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ có sức gió cấp 13, giật cấp 16 nên nguy cơ tàn phá của bão cũng sẽ rất lớn. Do đó, đối với các địa phương ven biển cần kiên quyết kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động thoát khỏi vùng nguy hiểm.

“Với cơn bão này, vùng ảnh hưởng cấp 8 đã có phạm vi tới 250km nên tàu thuyền có thể chìm tại nơi neo đậu, chứ không cần phải ở ngoài. Đặc biệt, tại các đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, các âu tàu không có gì che chắn nên nguy cơ tàu bị chìm tại nơi neo đậu rất cao, người dân cần chằng chống kỹ càng”, ông Luận nói.

Ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân nên ở nhà vào thứ Bảy.

Ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân nên ở nhà vào thứ Bảy.

Đối với vùng đồng bằng ven biển, theo ông Luận, cần di dời sơ tán người dân khỏi những ngôi nhà không đảm bảo an toàn. Bởi bão cấp 10, 11, giật cấp 13, những mái nhà kiên cố còn bị ảnh hưởng, tốc mái.

“Các địa phương cần khẩn trương chặt, tỉa cành cây, gia chống nhà cửa, đảm bảo hệ thống lưới điện an toàn. Trước đây, bão Damrey đổ bộ vào miền Bắc, toàn bộ một nhà máy may lớn thời điểm đó bị tốc mái sập hết, thiệt hại rất nặng. Hiện nay, khu vực bão số 3 đổ bộ cũng chính là trọng điểm kinh tế, nên rất nhà xưởng lớn nằm trong tầm ngắm của bão”, ông Luận nói.

Cục trưởng Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đánh giá, khoảng 20 năm nay, chưa có 1 cơn bão nào mạnh như thế này vào miền Bắc nên chúng ta chỉ còn có 1 ngày để chằng chống nhà cửa; đến tối mai là không thể làm được nữa.

“Nếu không chằng chống nhà cửa trong hôm nay và ngày mai thì đến sáng ngày kia gió bão đã ảnh hưởng, lúc đó trèo lên chằng chống nhà cửa rất dễ xảy ra tai nạn” , ông Luận cho hay.

Lãnh đạo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân nên tập trung thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Đặc biệt, các đô thị cần sẵn sàng phương án khơi thông dòng chảy, bởi với lượng mưa 200-300mm trong 24h, khả năng ngập úng rất cao.

"Chúng tôi khuyến cáo người dân không tham gia giao thông khi bão đổ bộ. Người dân nên ở nhà vào sáng thứ Bảy, vì bão số 3 được dự báo có bán kính rất rộng, dông lốc có thể xảy ra nên nguy cơ tai nạn khi cây xanh gãy đỗ, mái tôn bị cuốn rất cao”, ông Phạm Đức Luận nói thêm.

Đối với miền núi phía Bắc, ông Luận đề nghị các địa phương cần rà soát các khu vực ven sông, sơ tán người dân đến nơi an toàn, kiên quyết không cho người dân đi qua vùng tràn nếu không đảm bảo an toàn. Bởi 3 tháng qua, rất nhiều người dân thiệt mạng vì lý do chủ quan này.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3 từ chiều 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.

Vùng biển khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão 10-12m. Biển động dữ dội.

Từ đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2-4m, sau tăng lên 3-5m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8m.

Từ gần sáng 7/9, vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.

Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, khu vực đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) và Thanh Hoá có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ phổ biến 100-150mm.

Từ chiều 7/9 đến hết ngày 8/9 trên khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm. Riêng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La 150-250mm, cục bộ có nơi trên 350mm.

Tại khu vực vùng núi, trung du của Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Từ đêm 6/9 đến 8/9, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

 

Bài viết liên quan:

Bão số 4 có thể hình thành ngày 18-9, từ Quảng Ninh đến Bình Thuận phải theo sát diễn biến

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, từ sáng ngày 17-9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 7, giật cấp 9, biển động Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới Ngày 16-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Thủ tướng bật khóc trong phiên họp khắc phục hậu quả siêu bão Yagi

Tại hội nghị của Thường trực Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả sau siêu bão lịch sử Yagi sáng 15.9, Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu quả nặng nề và những mất mát, thiệt hại của người dân, của đất nước. Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, siêu bão Yagi là cơn bão lịch sử, gây hậu quả rất nghiêm trọng về người, tài sản; tác hại đến sản xuất, kinh doanh, sinh kế và đặc biệt là tâm lý của người dân. Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi...

Xuất hiện vết nứt rộng tới 1 mét, 40 hộ dân tại Lào Cai bị đe doạ

Vết nứt kéo dài từ 500 - 800m, có vị trí rộng tới 1m. Tại vị trí nứt đã có trượt sạt, đe doạ 40 hộ dân sinh sống phía dưới... Vết nứt đe doạ 40 hộ dân phía dưới Thông qua phản ánh của người dân, ngày 14-9, lực lượng chức năng đã đến thôn Bản Đon, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai kiểm tra vết nứt xuất hiện. Qua kiểm tra vết nứt khoảng từ 500 - 800m, độ rộng của vết nứt từ 40 - 80cm, có vị trí tới 1m; độ sâu từ 40 - 60cm, có vị...

Lũ về khi 600 người đang tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Lào Cai

Gần 17h, các chiến sĩ Quân khu 2, cảnh sát cơ động và lực lượng địa phương đang tìm kiếm hơn 60 nạn nhân mất tích thì phải hối hả chạy lên khu vực cao, khi kẻng báo động "lũ về" dồn dập vang lên. 16h50 Lũ về, lực lượng cứu hộ cấp tốc rời hiện trường Kẻng báo động dồn dập. Người dân, chỉ huy đứng trên bờ hô hoán. Hàng trăm chiến sĩ cấp tốc rời hiện trường. Mưa bắt đầu trút xuống, ngày càng to. Các lực lượng rút quân, tạm dừng việc tìm kiếm. 16h35 Lực lượng cứu hộ tìm thấy thêm một...

Sập cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ, nhiều người mất tích

Khoảng 10 giờ sáng 9/9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông của tỉnh Phú Thọ bị sập, trôi hai nhịp thép. Theo một số người dân, thời điểm cầu Phong Châu bị sập, trên cầu có một số phương tiện đang di chuyển. Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông. Cầu có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Lãnh...

Thủ tướng kêu gọi góp của, góp sức hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do bão số 3

Thủ tướng kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương không bị thiệt hại hỗ trợ nơi bị thiệt hại do bão số 3 theo tinh thần: “Có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, có của góp của, có công góp công, lá lành đùm lá rách". Sáng 8/9, phát biểu kết luận hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão Yagi - bão số 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đây là cơn bão có...

Hà Nội vào thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất

Đại diện cơ quan khí tượng đã cảnh báo thời điểm Hà Nội chịu tác động mạnh nhất từ bão số 3 là từ nay đến 1 giờ sáng 8.9. Bão số 3 tác động gây gió mạnh làm đổ cây ở Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.  Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 10, giật cấp...

Bảo mẫu Mái ấm Hoa Hồng ' Đánh đập các bé '

Nguyễn Thị Ngọc Cẩm - bảo mẫu Mái ấm Hoa Hồng, thừa nhận hành vi đánh đập nhiều trẻ em tại đây để các cháu sợ mà nghe lời. Chiều 5/9, bà Cẩm, 46 tuổi, ngụ Đồng Nai, bị Công an quận 12 tạm giữ hình sự về tội Hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự. Động thái này được đưa ra sau một ngày Công an quận 12 điều tra việc nhiều trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký bị đánh đập, bạo hành trong thời gian dài. Làm việc với cơ quan điều tra, bà...

Chủ đề Hot Chủ đề Hot

Lên đầu trang
Trang chủ Danh mục Liên hệ Cửa hàng Giỏ hàng